Các hình thức tổ chức sự kiện ở Việt Nam

Ngành tổ chức sự kiện ngày nay rất phát triển. Hằng ngày có đến hàng trăm sự kiện diễn ra, và mỗi sự kiện như vậy là mang 1 ý nghĩa với nhiều doanh nghiệp, khách hàng,.. Tổ chức sự kiện là một trong những công cụ marketing giúp gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Góp phần tăng doanh số bán của công ty. Dưới đây là các loại hình, hình thức tổ chức sự kiện ở Việt Nam.

Trước hết, cùng tìm hiểu tổ chức sự kiện là gì?

Sự kiện (Event) là một hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt một thông điệp xác định nào đó, tạo sự chú ý và thu hút sự quan tâm của các đối tượng tham gia.

Trong Marketing, Event được định nghĩa là những hoạt động Marketing liên quan đến những sự kiện mang tính giáo dục, quảng bá sản phẩm hay định vị ưu thế của sản phẩm, thương hiệu trên thị trường

Tổ chức sự kiện là tổ chức các hoạt động thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, triển lãm, tiệc,… trong các lĩnh vực văn hóa, thương mại, kinh doanh,… Từ đó, nhằm gửi gắm thông điệp mà người tổ chức sự kiện muốn công chúng và khách hàng nhận thức được.

Trong quá trình tổ chức sự kiện, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch. Theo dõi và hoàn thành các phần của sự kiện diễn ra suôn sẻ. Bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng ban đầu cho đến khi sự kiện kết thúc.

Các loại hình, hình thức tổ chức sự kiện ở Việt Nam

1. TỔ CHỨC HỘI THẢO, HỘI NGHỊ.

Hội thảo là sự kiện thường ngắn hơn, kéo dài một vài giờ, ½ ngày hoặc cả ngày . Có một hoặc nhiều diễn giả, và tất cả mọi người tham gia với nhau trong cùng một không gian. Thường được tổ chức tại các khách sạn, bắt đầu với một phiên họp phát biểu quan trọng và sau đó tổ chức các buổi đột phá theo chủ đề.

Hội nghị thường được lên kế hoạch đôi khi tổ chức trong nửa ngày, có một số hội nghị kéo dài lâu hơn đến cả ngày hoặc 2,3 ngày. Ở Việt Nam, thường là các hội nghị giữa khách hàng do các đơn vị kinh doanh tổ chức hoặc các buổi ra mắt, giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp- được coi là hình thức phổ biến nhất.

Các hạng mục cần thiết nhất cho sự kiện thội thảo, hội ngị:

2. TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Mục đích: Tổ chức tham dự triển lãm thương mại là một hoạt động thế hệ lãnh đạo, hoặc tổ chức để củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trong số những người tham dự, chẳng hạn như các thành viên, khách hàng, triển vọng và các nhà cung cấp.

Tổ chức sự kiện thương mại liên quan đến việc đàm phán tỷ lệ tài trợ cho gian hàng thương mại quảng cáo, không gian và thúc đẩy sự kiện. Tại những cuộc triển lãm thương mại này, các nhà kinh doanh có thể trưng bày sản phẩm của mình để thông qua đó tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư.

3. TỔ CHỨC SỰ KIỆN RA MẮT SẢN PHẨM

Những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Tuy nhiên, bạn không nên để những chương trình này kéo dài quá mức và làm cho khách hàng sao lãng với mục đích chính của bạn là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Nói một cách khác, những chương trình giải trí và biểu diễn chỉ là những “chất xúc tác” còn sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn vẫn là phần “cốt lõi”. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến yếu tố không gian và thời gian khi tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm mới.

4. SỰ KIỆN LỄ HỘI, FESTIVAL

  • Festival âm nhạc: Festival là một sự kiện lớn có vai trò vô cùng quý giá trong cả một chuỗi sự kiện, hoạt động nhằm kiến tạo thương hiệu địa phương. Festival, bản thân sự ra đời, phát triển và tồn tại của nó không nhắm vào mục tiêu thương hiệu nhưng lại là chất liệu đắt nhất, chính xác nhất, hiệu quả nhất để xây dựng một thương hiệu địa phương, vùng và có thể là cả một quốc gia nơi diễn ra Festival đó.

  • Lễ Hội Truyền Thống: Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

5. COUNTDOWN

Thường được tổ chức vào đêm 31/12 hàng năm trên khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Đồng hồ lớn sẽ hiển thị thời gian đếm ngược từ 10 giây trở lại đến 0 của năm mới. Sự kiện countdown được tổ chức với thông điệp chào đón năm mới.

5. CÁC LOẠI HÌNH, HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỰ KIỆN KHÁC:

  • Sự kiện ra giới thiệu dịch vụ, công nghệ số.
  • Sự kiện họp báo, các hoạt động thông cáo báo chí
  • Các sự kiện nhằm mục đích gây quỹ, chương trình từ thiện
  • Sự kiện triễn lãm, tổ chức trưng bày sản phẩm tại điểm bán hàng
  • Các sự kiện thể thao
  • Sự kiện khai trương, khánh thành
  • Các buổi hội thảo, hội nghị thảo luận
  • Các sự kiện team building, các hoạt động trải nghiệm…

Thông tin liên hệ đăng ký dịch vụ:
————————————————————————————————
Mobile: 0886 332 888 – 0777 888 776        Phone: (024) 33 123 456

Website: https://wifisukien.info/              Mail: kinhdoanh@wifisukien.info